Mức Phạt Lỗi Ô Tô Tải Đi Vào Đường Cấm, Ý Nghĩa Các Biển Báo Cấm

Để lưu thông an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe cần phải nắm rõ luật và biển báo giao thông để tránh sai phạm không đáng có. Nhiều lái xe chưa hiểu rõ về biển báo “Đường cấm giờ” và không biết mức phạt xe tải đi vào đường cấm giờ như thế nào. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc cho độc giả cũng như tránh các lỗi sai không đáng có khi tham gia giao thông, chúng tôi sẽ giải thích về luật giao thông khi xe tải vi phạm đi vào đường cấm giờ qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Lỗi ô tô tải đi vào đường cấm

Thế nào là đường cấm giờ?

Theo luật giao thông đường bộ, đường cấm giờ là các đường có biển báo cấm một, một số hoặc toàn bộ loại xe vào từng khung giờ nhất định. Ngoài khung giờ cấm này ra thì xe được lưu thông bình thường. Mục đích của biển báo đường cấm giờ có thể là để tránh ùn tắc vào các khung giờ cao điểm hoặc tránh các loại xe cụ thể (xe xúc cát, xe container) đi vào các khu dân cư gây mất trật tự và tạo tiếng ồn trong khung giờ nghỉ của dân cư (Ví dụ: Sau 22 giờ các loại xe container, xe tải không được lưu thông vào khu dân cư).

Nhận biết đường cấm giờ ra sao?

*

Thông thường, khi đi vào đường cấm giờ thường có các biển báo cấm được cắm sẵn ở đầu các cung đường. Vì vậy bạn cần chú ý quan sát và tuân thủ theo chỉ dẫn của các biển báo này, nhất là đối với các lái xe tải để tránh vi phạm giao thông nếu đi vào đường cấm giờ.

Phân biệt các loại biển báo cấm xe tải trong đường cấm giờ

*

Căn cứ theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P (cấm) và Quy chuẩn mới 41/2019. Các loại biển báo cấm xe tải được chia thành 2 loại như sau:

Biển số P.106a: Biển được sơn nền trắng, viền màu đỏ, có đường gạch chéo màu đỏ và ở giữa là hình xe ô tô tải sơn màu đen. Biển được định nghĩa là cấm tất cả các loại xe ô tô tải, kể cả máy kéo và xe máy chuyên dụng, ngoại trừ xe ưu tiên. Xe tải ở đây được định nghĩa là xe ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở từ trên 1500kg.

Biển số P.106b: Biển có hình dạng và màu sắc khá giống với biển P.106a nhưng có điểm khác biệt là trên hình xe tải có ký hiệu “2.5 t” có nghĩa là đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn 2.5 tấn hay 2500kg.

*

Điểm khác biệt duy nhất giữa các biển báo cấm xe tải thông thường so với biển báo cấm xe tải theo giờ là biển báo cấm bình thường không có các bảng trắng kèm theo ở dưới với ghi chú giờ cấm cụ thể.

Mức phạt xe tải vào đường cấm giờ

Không ai muốn mất tiền do vi phạm luật giao thông khi đang lái xe và bị phạt như thu bằng lái hoặc phạt tù, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Vì vậy, bạn đọc hãy nắm rõ các quy định và mức phạt khi xe tải đi vào đường cấm qua nội dung về luật dưới đây.

 

Căn cứ theo quy định tại Điểm b) Khoản 4 và Điểm b) Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

 

Như vậy, nếu bạn lái xe tải vào đường cấm giờ sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và nghiêm trọng hơn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng, tùy vào mức độ vi phạm các mức phạt có thể cao hoặc thấp.

Quy định về đường cấm giờ tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Quy định đường cấm giờ tại Hà Nội

Các biển cấm giờ rất phổ biến và thường được đặt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh để tránh tình trạng ùn tắc giao thông cũng như tránh tiếng ồn trong các khu dân cư. Vậy nên, bạn cũng cần có những kiến thức về giờ cấm tại hai thành phố này để tránh mắc lỗi vi phạm. 

Các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội theo giờ bao gồm: Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long, đường 70 (đại lộ Thăng Long – đường số 72), đường số 72, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Phùng Hưng (quận Hà Đông, Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), cầu Thanh Trì và đoạn đường Ngô Gia Tự vào trung tâm thành phố.

UBND Hà Nội quy định giờ cấm xe tải như sau:

– Xe tải có trọng lượng 500kg – dưới 1250kg: Ngoài khung giờ từ 6 giờ – 9 giờ sáng và từ 15 giờ – 21 giờ xe được lưu thông tự do và sẽ bị phạt nếu đi xe vào các khung giờ này.

– Xe tải có trọng lượng từ 1250kg – 1500kg: Được phép lưu thông từ 21 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, ngoài khung giờ này xe phải có giấy phép mới được lưu thông.

– Xe tải có trọng lượng trên 2500kg: Cấm lưu thông từ 6 – 21 giờ tối.

Lưu ý: Xe tải 10 tấn, xe tải siêu trọng, xe tải hạng nặng muốn lưu thông từ 21 giờ tối đến 6 giờ sáng cần có giấy phép của UBND.

Xem thêm: Không Truy Cập Được Trang Web Ngân Hàng Nhà Nước, Vì Sao Website Của Nhnn Không Vào Được

Quy định đường cấm giờ tại thành phố Hồ Chí Minh

Các tuyến đường cấm xe tải theo giờ tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Trần Xuân Soạn, Phú Châu, Phạm Thế Hiển, Quốc Lộ 50, Mai Chí Thọ, đường Phạm Văn Đồng đến Quốc Lộ 13, hành lang đăng kiểm xe 50.01S, hành lang đăng kiểm xe 50.03V và hành lang đăng kiểm xe 50.03S.

UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định giờ cấm xe tải như sau:

– Xe tải trọng lượng dưới 2500kg: Không được phép lưu thông từ 6 giờ – 9 giờ và từ 16 giờ – 20 giờ.

– Xe tải hạng nặng (từ trên 2500kg): Cấm lưu thông từ 6 giờ – 21 giờ hàng ngày.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “Xe tải vào đường cấm giờ bị phạt thế nào?”, mức phạt xe tải vào đường cấm giờ ra sao để bạn đọc để có cái nhìn tổng quát hơn về các luật lệ giao thông cần thiết khi lưu hành bằng xe tải, tránh gây ra những vi phạm giao thông không đáng có. Như vậy, bạn đọc đã có thể biết mức phạt khi đi vào đường cấm giờ là từ 1 triệu – 3 triệu đồng và có thể bị tước bằng lái xe từ 1 – 3 tháng, cũng như biết được đường cấm giờ là đường cấm xe lưu thông trong từng khung giờ nhất định. Mong rằng những thông tin trên giúp ích cho bạn khi tham gia giao thông đường bộ.

Ô tô đi vào đường cấm theo giờ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 3, khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.....4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;....11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:......b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này.

Như vậy, ô tô đi vào đường cấm theo giờ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô tong trường hợp này bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

*

Ô tô đi vào đường cấm theo giờ bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Biển báo đường cấm được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục B được ban hành kèm theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo đường cấm được dùng để báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

- Biển báo đường cấm là biển số P.101 "Đường cấm" theo hình minh họa dưới đây:

*

- Nếu đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc thì biển cấm đặt ở giữa phần xe chạy kèm theo có hàng rào chắn ngang trước phần xe chạy thì các xe được ưu tiên cũng không được phép đi vào.

- Nếu đường cấm cả người đi bộ, đặt thêm biển số P.112 "Cấm người đi bộ" (ở trong khu đông dân cư) hoặc kéo dài hàng rào chắn ngang suốt cả nền đường (ở ngoài khu đông dân cư).

- Nếu đường cấm vì những lý do khác nhưng cầu, đường vẫn sử dụng được thì biển đặt ở giữa đường nhưng không đặt hàng rào chắn.

- Nếu phần xe chạy quá hẹp, biển đặt ở giữa phần xe chạy sẽ làm cản trở những xe được phép ra vào đường cấm thì đặt biển ở mép phần xe chạy.

Đường cấm theo giờ được thể hiện bằng biển báo nào?

Theo quy định Điều 27 QCVN 41:2019/BGTVT về biển báo cấm theo thời gian như sau:

Biển báo cấm theo thời gianKhi cần thiết cấm theo thời gian phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

Như vậy, đường cấm sẽ được thể hiện bằng biển báo đường cấm P.101. Để thực hiện cấm theo giờ đối với đường cấm thì sẽ đặt thêm biển phụ S.508 (Biển báo cấm theo thời gian) dưới biển cấm P.101. Ngoài ra, trong khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *