Khi Truy Cập Mạng Mọi Người, Tản Mạn Về Kỹ Thuật Ẩn Mình Khi Truy Cập Mạng

Trước tình hình lây nhiễm mã độc, lộ lọt thông tin gây tổn hại cho người dùng cá nhân, các cơ quan, đơn vị đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, Để trở thành người dùng mạng thông minh, người dùng Internet cần tự nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ mình. Sau đây là một số nội dung cần ghi nhớ và thực hành liên tục trong quá trình truy cập mạng, dù là dùng máy tính, điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào. Đồng thời, cùng chia sẻ để người thân, đồng nghiệp của mình được biết.

Bạn đang xem: Khi truy cập mạng mọi người


Tuyệt đối thận trọng đối với các thông báo mời gọi trúng thưởng, có người tặng quà, tặng tiền,...

Thống kê cho thấy, hầu hết các thông báo dạng này là các thông báo lừa đảo, ít có ai cho không chúng ta cái gì mà người nhận còn không hề hay biết. Và nếu có thì người ta cũng thường sẽ không yêu cầu người dùng phải đặt cọc, ứng tiền hay làm gì liên quan tới tài sản của mình. Trong các trò chơi may mắn mà các thương hiệu tổ chức, thường họ sẽ mời người dùng lên tận nơi để nhận hàng hoặc xin thông tin để gửi hàng tới. Đặc biệt, các hãng lớn sẽ không bao giờ thu phí và cũng không tặng ai cái gì, chỉ có kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạn tiền của chúng ta mà thôi.

Để đảm bảo chắc chắn và cũng nhằm tránh thông tin cá nhân bị lợi dụng, người dùng cần xác minh người gọi cho mình đúng là “chính chủ”. Ví dụ, khi có ai đó nhắn cho chúng ta về việc trúng thưởng trên Facebook thì chỉ trả lời nếu họ nhắn từ fanpage hoặc từ một người bạn đã biết từ trước. Cẩn trọng hơn nữa, người dùng có thể gọi điện lên trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty liên hệ với mình nhằm xác nhận trước khi cung cấp thông tin cá nhân.

Hãy nhớ kỹ các thông tin sau là thông tin cực kì nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để làm chuyện xấu (và chúng ta sẽ phải gánh hậu quả) cần được giữ kín nhất có thể:

- Số điện thoại;

- Số chứng minh nhân dân, số căn cước;

- Số hộ chiếu;

- Thông tin thẻ tín dụng, bao gồm mã thẻ và mã bảo mật (CVV);

- Tất cả mọi loại mật khẩu và mã PIN thẻ ATM, thẻ tín dụng,...

*

Sự phát triển nhanh chóng các thiết bị thông minh, mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin, mất an toàn an ninh mạng

Các thông báo về việc máy tính bị nhiễm virus, mã độc

Một số đối tượng xấu sử dụng các thông báo dạng “Máy của bạn đã nhiễm virus (mã độc) xxx nào đấy, hãy nhấn vào đây để diệt virus (mã độc)”. Thường thì thông báo dạng này đều là lừa đảo, các Hacker dụ người dùng click chọn tải xuống (download) phần mềm mã độc hoặc nhúng các đoạn mã (script) chèn quảng cáo chứ không phải tốt lành gì. Đặc biệt nếu chúng ta đang lướt web mà thấy thông báo tương tự thì thật ra càng khó tin hơn, vì khả năng phát hiện ra virus hay mã độc trong điện thoại, PC từ một trang web là rất hiếm gặp. Những thông báo đáng tin cậy phải xuất phát từ chính phần mềm diệt virus có bản quyền mà người dùng đã cài đặt vào máy trước đó (ví dụ như BKAV Pro, Kaspersky,...).

Tóm lại: Khi thấy những thông báo dạng này, người dùng cứ bỏ qua (mặc kệ chúng), không được click vào hoặc nếu còn có nghi ngờ thì liên hệ với cơ quan chức năng để xử lý trong trường hợp cần thiết.

Các ứng dụng chống virus, mã độc không rõ nguồn gốc

Nhiều ứng dụng lại lợi dụng chính việc người dùng đã nhiễm virus để tiếp tục lây nhiễm thêm các loại virus mới vào máy tính hoặc chúng giả dạng làm các ứng dụng (app) chống virus để thực chất làm máy tính của chúng ta nhiễm mã độc. Ví dụ gần đây nhất, Facebook vừa kiện một nhà phát triển vì đã nhúng mã độc (Malware) vào một phần mềm mang danh “antivirus”.

Nếu đang dùng máy tính Mac của Apple, khả năng cao là người dùng không cần cài thêm phần mềm chống virus nào. Nếu đang dùng Windows, chúng ta có thể dùng Windows Defender hoặc phần mềm có bản quyền của các hãng antivirus tên tuổi (BKAV, Kaspersky,...). Không nên và không được tải về (download) bất kỳ phần mềm lạ hoặc phiên bản crack, phiên bản lậu... của các chương trình antivirus để tránh việc mất mát dữ liệu, tổn hại máy tính từ chính các phần mềm này.

Những trò chơi vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội

Những trò chơi này có thể thu thập thông tin cá nhân mà người dùng không hay biết. Thực chất các app, game dạng này đều đòi chúng ta cấp quyền cho phép lấy thông tin và thường người ta sẽ nhấn vào nút đồng ý mà không nghĩ ngợi gì thêm.

Cũng vì những app, game dạng này mà công ty Cambridge Analytica đã thu thập được hồ sơ của nhiều chục triệu người Mỹ, sau đó phân tích và định hướng thông tin nhắm đến họ nhằm tạo ảnh hưởng trong cuộc bầu cử Mỹ. Nhẹ hơn thì thông tin cá nhân của người dùng có thể bị khai thác cho mục đích quảng cáo.

Tóm lại: Tránh xa các app và game trên mạng xã hội, nhất là mấy trò dạng “Bạn có thông minh hơn học sinh lớp 5”, “Khi già bạn trông ra sao”, “Hỏi đi đáp luôn”,... Trừ khi chúng ta đã biết rõ mục đích và nhà phát triển, còn không thì tự mình bảo vệ sẽ tốt hơn.

Cuối cùng, cực kỳ cẩn trọng đối với các liên kết (link) lạ trong thư điện tử, trên các website hoặc được gửi qua các ứng dụng chat

Những đường link lạ thường được gửi qua email, website hay ứng dụng chat để khiến bạn click vào, sau đó nó sẽ tìm cách dụ bạn download file có mã độc, một số ít khác thì tìm cách đẩy (nhồi) quảng cáo vào trình duyệt gây ra sự ức chế và làm giảm hiệu quả công việc. Đây là cách “hack” rất cổ điển và tới giờ vẫn còn hiệu quả, nhất là với những người bất cẩn thấy gì cũng click.

Chúng ta phải nhớ kỹ, trước khi click vào bất kì link nào thì cần:

- Kiểm tra xem tin nhắn/email của bạn có được gửi từ người quen biết hay không?

- Ngay cả thư/tin nhắn gửi từ người quen, cũng xem thử giọng văn có quen không, tránh trường hợp họ bị hack tài khoản rồi dùng phát tán mã độc.

- Gọi lại, chat lại kiểm tra trước khi click?

- Nếu thấy các link lạ quá thì tuyệt đối không click vào.

Xem thêm: Các Cách Kết Nối Internet Cho Máy Tính Bàn Với Các Bước Cực Đơn Giản

Hy vọng một số kỹ năng trên đây sẽ góp phần giúp người dùng Internet tại Học viện tăng cường khả năng tự bảo vệ dữ liệu và thiết bị của mình khi tham gia vào môi trường mạng, góp phần bảo đảm an toàn thông tin chung trên không gian mạng.

Vô tình chia sẻ thông tin cá nhân rộng rãi trên mạng xã hội khi lập tài khoản, đặt hàng online hoặc sử dụng các ứng dụng không chính thống, không được bảo mật thông tin đã vô tình tiếp tay và tạo điều kiện, cơ hội cho kẻ xấu tìm kiếm, thu thập, sử dụng để trục lợi và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản, để lại những hậu họa khôn lường.


Thực trạng của “nhức nhối” lộ lọt thông tin cá nhân

Việc người dân tham gia các hoạt động giao dịch, mua bán trên mạng và cung cấp thông tin cá nhân diễn ra không ít. Song ngay cả việc mua hàng trực tiếp tại những điểm bán hàng lớn, nguy cơ lộ thông tin hoặc bị bán thông tin cá nhân cũng vẫn xảy ra khi người dân tham gia các chương trình khuyến mãi hoặc làm thủ tục vay tiền trả góp để mua hàng…

Thông tin cá nhân hiểu đơn giản là họ tên, tuổi, hình ảnh, ngày tháng năm sinh, thói quen, nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, công việc, tài khoản ngân hàng..., là tất cả những thông tin gắn liền với một cá nhân nào đó. Những thông tin này thường được người dùng đăng tải khi tham gia các ứng dụng như: Facebook, Zalo, Instagram hay khai báo khi sử dụng các app tiện dụng, giao dịch thương mại điện tử, tham gia trò chơi trực tuyến cũng như khi truy cập trang quảng cáo trên các website...

Khi kết nối vào vào các trang web mua hàng trực tuyến, việc người dân không cẩn thận khi cung cấp các thông tin cá nhân như số điện thoại, số chứng minh thư nhân dân, tài khoản ngân hàng… cũng có thể trở thành “miếng mồi béo bở” của tội phạm mạng. Chưa kể khi tham gia các trò chơi, ứng dụng trực tuyến, điều tra trực tuyến…, người dân thường cung cấp thông tin cá nhân, để có thể nhận được phần thưởng hoặc được chơi trò chơi miễn phí. Đây cũng là nguyên nhân khiến thông tin cá nhân dễ dàng bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm pháp

Người dân vô tình làm lộ thông tin cá nhân

Thực tế, việc lộ thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại di động, tên tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, Instagram… khiến người dân gặp nhiều rắc rối, phiền toái vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo…. Ví dụ, khi tham gia vào mạng xã hội như Facebook, Instagram, đặt vé xe, máy bay,... người dân thường được yêu cầu cung cấp thêm số điện thoại, email. Tuy nhiên, người dân đôi khi lại sơ ý để công khai các thông tin cá nhân như số điện thoại trên mạng xã hội, hoặc lựa chọn những sử dụng dịch vụ của những bên trung gian không uy tín, có chính sách bảo mật thông tin không tốt. Điều này lí giải cho việc người dân liên tục nhận được các tin nhắn, cuộc gọi bất chợt mời chào vay tiền, mua nhà, tham gia các khóa học....

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ứng dụng di động, game di động, ứng dụng bói toán/hẹn hò… khi yêu cầu các quyền truy cập dữ liệu (như danh sách bạn bè trên Facebook, hồ sơ cá nhân…) đều phải được người dân click đồng ý. Do đó, người dân cũng phải kiểm soát được việc chấp thuận cho các ứng dụng này khai thác thông tin cá nhân của mình.

Các ứng dụng do bên thứ ba cung cấp trên nền tảng Facebook thu thập dữ liệu người dân thông qua việc yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Facebook. Những ứng dụng đố vui, dự đoán ngẫu nhiên kiểu như “bạn sẽ trông giống người nổi tiếng nào” hoặc “trông bạn sẽ như thế nào khi chuyển giới”, “con của bạn sẽ trông như thế nào”… thường được người dân Facebook vô tư bấm vào, đồng ý với tất cả yêu cầu mà không biết mình vừa đồng ý cho nhà cung cấp ứng dụng quá nhiều quyền truy cập dữ liệu.

*

Ứng dụng biến trẻ thành già Face
App được các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo không nên sử dụng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin

Trên các diễn đàn mua bán hàng hóa, các hội nhóm thanh lý đồ cũ, người bán thường công khai thông tin mình như số điện thoại, thông tin tài khoản để tiện cho người mua liên hệ. Đây là những cơ hội thuận lợi để kẻ gian có thể trục lợi từ thông tin của người dân.

Ngoài ra, người dân cũng cần lưu ý, hiện có rất nhiều ứng dụng có thể lưu trữ vị trí di chuyển, cũng như rất nhiều ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo để biết các hoạt động như tìm kiếm, check-in, mua sắm, thậm chí là nghe lén người dân. Do đó, vị trí truy cập trên các ứng dụng được khuyên là chỉ nên chọn ở chế độ chỉ hiện thị vị trí khi dùng để tự bảo vệ mình khỏi bị lọt, lộ thông tin.

Nhiều kẻ gian trên mạng đã sử dụng ảnh thật của người dân dùng mạng xã hội để tạo nên những tài khoản giả mạo, lừa chính bạn bè, người thân của chủ tài khoản. Thậm chí, việc cập nhật rất nhiều hoạt động trong ngày lên mạng xã hội, bao gồm cả thông tin, hình ảnh của con cái.… cũng có thể trở thành thông tin hữu ích đối với tội phạm mạng khi người sử dụng đăng tải công khai trên mạng xã hội.

Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, các thông tin đã thu thập được xử lý, tạo nên những trường dữ liệu về thông tin, hành vi người dùng mà ứng dụng, mạng xã hội có thể bán cho những bên thứ 3 cần mua để quảng cáo. Do vậy, khi đã công khai chia sẻ các dữ liệu cá nhân thì việc các dữ liệu này bị thu thập, bị xử lý và chia sẻ nằm ngoài tầm kiểm soát của người dân.

Những cách nhằm hạn chế tối thiểu việc lộ, lọt thông tin cá nhân

Việc làm đơn giản nhất nhưng không kém phần hiệu quả mà mỗi người dân đều làm được là hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng. Khi người dân càng chia sẻ nhiều thông tin cá nhân, càng tạo điều kiện cho kẻ xấu thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu bắt buộc phải cung cấp thông tin cá nhân, người dân cần sử dụng các cơ chế nhằm bảo mật thông tin.

Đặc biệt, người dân cần tránh sử dụng tài khoản mạng xã hội để kết nối, đăng nhập vào các ứng dụng thứ ba khác. Khi truy cập một trang web yêu cầu đăng nhập, nhiều người dân vì sự thuận tiện thường đăng nhập bằng tài khoản như Facebook, như vậy là người dân đã cho phép ứng dụng truy cập toàn bộ dữ liệu trên mạng xã hội. Tốt nhất, người dân nên có một email hoặc tài khoản riêng, ít sử dụng không ghi thông tin cá nhân để đăng ký những website này. Người dân cũng cần hạn chế đăng nhập vào những máy tính công cộng, wifi công cộng.

Người dân nên có thói quen dùng những phần mềm có bản quyền để không bị mất thông tin cá nhân đồng thời hạn chế dùng các phần mềm crack vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cài cắm virus, phần mềm gián điệp. Ngoài ra người dân cần sử dụng các ứng dụng từ nguồn chính thống, được cung cấp bởi các đơn vị tin cậy. Không nên truy cập vào các trang web không rõ, hay truy cập vào các đường dẫn trong mail, trên facebook…. Hơn thế nữa, việc sử dụng phần mềm diệt virus, diệt mã độc chuyên dùng, cập nhật ứng dụng thường xuyên là điều cần thiết để tránh bị mất thông tin quan trọng trong các thiết bị máy tính, điện thoại di động hay các thiết bị cá nhân có kết nối mạng internet.

Bên cạnh đó, sử dụng số điện thoại cá nhân để xác thực 2 yếu tố thực chất chưa hẳn là an toàn như nhiều người dân nghĩ, bởi cách này có thể bị lợi dụng bằng cách chiếm quyền điều khiển điện thoại. Thay vào đó, người dùng có thể sử dụng trình tạo mã, ví dụ như Google Authenticator. Ngoài ra, người dân cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản, không để mật khẩu là các thông tin cá nhân như ngày sinh, họ tên, không dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *