Kết nối mạng win 11 bạn - kiểm tra trạng thái kết nối mạng của bạn

Windows 11 chỉ vừa mới ra mắt nhưng lại gây ra không ít lỗi tới người sử dụng. Trường hợp máy tính không kết nối được wifi Win 11 cũng gây ra nhiều khó khăn trong công việc lẫn học tập. Hãy tham khảo những cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được wifi Win 11 qua bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Kết nối mạng win 11

Nguyên nhân laptop không kết nối được wifi Win 11

Laptop không kết nối được wifi được xem là một trong những lỗi phổ biến nhất khi người dùng sử dụng máy để phục vụ cho mục đích học tập và làm việc mức độ thường xuyên. Để xác định hướng xử lý chính xác tình trạng này chúng ta cần xác định rõ được những nguyên nhân khiến cho laptop không kết nối được wifi Win 11.


*
Laptop không kết nối được wifi Win 11

Một số nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

Tính năng kết nối wifi chưa được kích hoạt trên laptop
Bộ phát wifi hoặc Router gặp sự cố khiến cho laptop không bắt được wifi.Có thể máy tính bị nhiễm virus nên không thể nhận wifi.Không kết nối được driver wifi trên máy tính hoặc cũng có thể do driver quá cũ, không còn hoạt động ổn định nên khiến cho laptop không kết nối được wifi Win 11.Người dùng có động thái fake địa chỉ IP sẽ dễ khiến cho Windows 11 hiểu nhầm là lỗi nên cũng sẽ không cho laptop kết nối wifi.

Cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được wifi Win 11

Khắc phục bằng Reset Network Settings

Bước 1: Người dùng vào phần Settings (cài đặt) thực hiện bằng cách nhấn vào nút Start (biểu tượng Windows) hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I dưới thanh công cụ.


*
Nhấn vào nút Start biểu tượng Windows

Bước 2: Trên giao diện của trang Settings, bạn nhấp vào tùy chọn “Network & Internet” (ở danh sách bên trái) sau đó nhấn vào mục “Advanced Network Settings”.


*
Nhấn vào mục “Advanced Network Settings”.

Bước 3: Tại mục “Advanced Network Settings”, bạn tiến hành chọn mục “Network Reset”.


*
Tiến hành chọn mục “Network Reset”.

Bước 4: Bạn tiến hành nhấn vào mục “Reset Now”.


*
Bạn tiến hành nhấn vào mục “Reset Now”.

Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn “Yes” là xong.


*
Bạn chỉ cần chọn “Yes” là xong.

Quá trình sẽ mất 5 phút để khởi động lại. Sau khi chờ máy tính khởi động xong bạn hãy kết nối lại với mạng wifi của mình và thực hiện truy cập internet một cách bình thường.

Thay đổi cấu hình mạng

Bước 1: Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng wifi trên thanh “Taskbar” sau đó chọn mục “Network and Internet settings”.


*
Chọn mục “Network and Internet settings”.

Bước 2: Tại mục “Network & Internet” bạn tiếp tục chọn mục “Properties”.


*
Tiếp tục chọn mục “Properties”.

Bước 3: Bạn tiến hành thay đổi lựa chọn ở mục “Network profile type” thành “Private network” cuối cùng bạn tiến hành kiểm tra xem kết nối wifi đã kết nối được hay chưa.


*

Thay đổi DNS

Bước 1: Bạn tiến hành mở mục “Settings” sau đó chọn mục “Network & Internet Advanced network settings”.


*
Chọn mục “Network & Internet Advanced network settings”.

Bước 2: Sau đó bạn kéo xuống tìm và chọn mục “More network adapter options” thì nhấp vào.


*
Chọn mục “More network adapter options” thì nhấp vào.

Bước 3: Tại đây sẽ hiện ra cửa sổ quản lý kết nối mạng. Bạn tiến hành nhấn chuột phải vào adapter mạng mà mình đang dùng, sau đó chọn “Properties”. Tiếp theo, bạn nhấn chọn “Internet Protocol Version 4” sau đó tiếp tục tiến hành nhập DNS. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn “OK” để lưu lại là xong.


*
Nhấn chọn “Internet Protocol Version 4”

Cập nhật Driver mạng

Bước 1: Đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào nút “Start” và chọn mục “Device Manager”.

Xem thêm: Viễn Thông Việt Nam Chính Thức Gia Nhập Internet Vào Ngày Nào


*
Nhấn chuột phải vào nút “Start” và chọn mục “Device Manager”.

Bước 2: Trên giao diện cửa sổ “Device Manager”, bạn tìm đến mục “Network adapters” sau đó nhấn vào phần mũi tên mở rộng. Tiếp theo, nhấn chuột phải vào dòng driver của card mạng và chọn mục “Update driver’.


*
Nhấn chuột phải vào dòng driver của card mạng và chọn mục “Update driver”

Trong trường hợp bạn sử dụng card mạng rời, thì hãy nhấn chuột phải vào nó và chọn “Properties”. Sau đó bạn tiến hành chọn tab “Power Management” và hủy bỏ chọn “Allow the computer to turn off this device to save power” cuối cùng nhấn “OK” để lưu lại.

Bước 3: Tại đây bạn có thể lựa chọn hình thức cập nhật tự động “Search automatically for drivers” hoặc thủ công “Browse my computer for drivers”.


*
Bạn có thể lựa chọn hình thức cập nhật tự động hoặc thủ công

Sử dụng Troubleshoot

Bước 1: Bạn nhập từ khóa “services.msc” vào ô tìm kiếm dưới thanh tác vụ và nhấn vào.


*
Bạn nhập từ khóa “services.msc” vào ô tìm kiếm

Bước 2: Sau đó tìm đến mục “WLAN Auto-Config” và bạn nhấp đúp chuột vào nó.


*
Sau đó tìm đến mục “WLAN Auto-Config”

Bước 3: Tại phần “Startup type” bạn tiến hành chọn “Automatic” và cuối cùng nhấn “Ok” để lưu lại.


*
Chọn “Automatic” và cuối cùng nhấn “Ok” để lưu lại.

Sử dụng phím tắt để bật lại wifi

Hiện nay các máy tính thường có nút bật tắt nhanh wifi mà chẳng may bạn vô tình nhấn vào khiến cho không thể kết nối được với wif. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy nhanh chóng sử dụng tổ hợp phím cho từng dòng máy phù hợp ở bên dưới để bật wifi:

Laptop Dell: nhấn tổ hợp phím Fn + Prt
ScrLaptop Asus: nhấn tổ hợp phím Fn + F2Laptop Lenovo: nhấn tổ hợp phím Fn + F5 hoặc Fn + F7Laptop Acer: nhấn tổ hợp phím Fn + F5 hoặc Fn + F2Laptop HP: nhấn tổ hợp phím Fn + F12Laptop Toshiba: nhấn tổ hợp phím Fn + F12
*
Sử dụng phím tắt trên Win 11 để bật lại wifi

Lưu ý, hãy chắc chắn rằng bạn đang không bật chế độ máy bay. Nếu như bạn không biết chính xác tổ hợp phím tắt trên laptop, thì bạn hãy chọn biểu tượng wifi ở góc bên phải màn hình >> chọn lại địa chỉ wifi phù hợp.

Làm mới lại địa chỉ IP

Laptop không kết nối được wifi Win 11 cũng có thể là dấu hiệu cho thấy laptop có IP bị trùng khớp với các thiết bị cũng đang sử dụng cùng mạng với bạn. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần phải làm mới lại địa chỉ IP sau đó kết nối lại.

Bước 1: Bạn cần nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run >> nhập lệnh “cmd”.


*
Nhập lệnh “cmd”.

Bước 2: Sau đó bạn tiến hành nhập lệnh “ipconfig /release” và nhấn “Enter” để xóa IP cũ đang bị lỗi.

Bước 3: Cuối cùng bạn cần nhập tiếp lệnh “ipconfig /renew” và ấn “Enter” để laptop nhận dải IP mới.

Việc bạn cần làm lúc này đó là hãy khởi động lại laptop của mình và kiểm tra lại kết nối với wifi.

Khởi động lại máy tính

Lỗi laptop không kết nối được wifi Win 11 cũng có thể được sửa bằng cách khởi động lại máy tính của bạn. Đây chính là phương pháp dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại cũng khá tốt với hầu hết các lỗi trên hệ điều hành Windows.

Kiểm tra phần cứng

Nếu như máy tính của bạn không kết nối được với bất kỳ mạng wifi nào, thì rất có thể lỗi do lỗi phần cứng. Bạn hãy kiểm tra xem bộ phát wifi có hoạt động bình thường hay không. Nếu như bạn đang sử dụng máy tính để bàn, hãy chắn chắn rằng USB wifi cần được cắm đúng cách và đang hoạt động bình thường. Còn nếu là laptop thì bạn nên kiểm tra xem card wifi có đang hoạt động tốt hay không. Trong trường hợp này bạn nên mang máy tính đến các trung tâm sửa chữa uy tín để những người có kinh nghiệm kiểm tra và sửa lỗi.


*
Kiểm tra phần cứng máy tính

Mẹo giúp kết nối wifi được ổn định hơn

Bạn cần đặt router tại vị trí thông thoáng, ở những nơi không bị nhiều đồ vật cản trở để tránh gây ra hiện tượng nhiễu tín hiệu. Ngoài ra cần mang thiết bị đến gần điểm phát sóng wifi để dễ dàng kết nối hơn.

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được wifi Win 11. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sửa lỗi gặp phải trên máy tính của mình thành công.

Windows 11 cho phép bạn kiểm tra nhanh trạng thái kết nối mạng của mình. Chọn nút Bắt đầu, rồi nhập cài đặt. Chọn Cài đặt > Network & internet. Trạng thái kết nối mạng của bạn sẽ xuất hiện ở phía trên cùng.

Kiểm tra trạng thái kết nối mạng của bạn


Windows 10 cho phép bạn kiểm tra nhanh trạng thái kết nối mạng của mình. Nếu đang gặp sự cố với kết nối, bạn có thể chạy Trình khắc phục sự cố mạng để thử khắc phục.

Chọn nút Bắt đầu, rồi chọn Cài đặt > Mạng & Internet >Thái.

Kiểm tra trạng thái kết nối mạng của bạn


*
*
*

Khám phá các lợi ích của gói đăng ký, xem qua các khóa đào tạo, tìm hiểu cách bảo mật thiết bị của bạn và hơn thế nữa.


*

Lợi ích đăng ký vaoluon.com 365


*

Nội dung đào tạo về vaoluon.com 365


*

Bảo mật vaoluon.com


*

Trung tâm trợ năng


Cộng đồng giúp bạn đặt và trả lời các câu hỏi, cung cấp phản hồi và lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia có kiến thức phong phú.


Xin cảm ơn! Bạn có thêm ý kiến phản hồi nào cho vaoluon.com không?
Bạn có thể giúp chúng tôi cải thiện không? (Gửi ý kiến phản hồi cho vaoluon.com để chúng tôi có thể trợ giúp.)
Khi nhấn gửi, phản hồi của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của vaoluon.com.Người quản trị CNTT của bạn sẽ có thể thu thập dữ liệu này.Điều khoản về quyền riêng tư.
Tiếng Việt (Việt Nam) Biểu tượng Chọn không tham gia lựa chọn quyền riêng tư của bạn Các lựa chọn về quyền riêng tư của bạn Biểu tượng Chọn không tham gia lựa chọn quyền riêng tư của bạn Các lựa chọn về quyền riêng tư của bạn Quyền riêng tư về Sức khỏe người tiêu dùng © vaoluon.com 2024

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *